Đẩy mạnh phát triển du lịch vùng Bắc Bộ trở thành trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước
Khách quốc tế đến Hà Nội
Theo đó, Quy hoạch này bao gồm 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Quảng Ninh.
Quan điểm phát triển của Quy hoạch là khai thác hợp lý và hiệu quả tiềm năng, lợi thế về các giá trị văn hóa truyền thống, hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật vị trí địa lý, chính trị, tài nguyên du lịch trong Vùng, đặc biệt tại Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh để đưa Vùng thực sự trở thành động lực phát triển về văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch của cả nước. Đồng thời, liên kết chặt chẽ với các địa phương trong Vùng trên cơ sở xác định lợi thế của từng địa phương để tạo trọng tâm và đột phá phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch. Bên cạnh đó, đa dạng hóa các nguồn lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy nâng cao vai trò của cộng đồng trong phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch. Ngoài ra, phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch bền vững, hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội, quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biển đổi khí hậu và nước biển dâng.
Về du lịch, Quy hoạch đặt trọng tâm phát triển Vùng trở thành trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước với hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có thương hiệu riêng, mang bản sắc văn hóa dân tộc và cạnh tranh được với các nước trong khu vực.
Đến năm 2025, vùng Bắc Bộ sẽ đón được khoảng 9 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ hơn 26 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt xấp xỉ 170 nghìn tỷ đồng; tạo được khoảng 350 nghìn việc làm trực tiếp, các cơ sở lưu trú có khoảng 170 nghìn buồng. Phấn đấu đến năm 2030 thu hút được khoảng 15 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ khoảng 40 triệu khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 200 nghìn tỷ đồng; tạo được trên 450 nghìn việc làm trực tiếp, các cơ sở lưu trú có hơn 200 nghìn buồng.
Đẩy mạnh phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Tập trung đầu tư, phát triển nhóm sản phẩm du lịch đặc trưng của Vùng như: Du lịch gắn với các giá trị của nền văn minh sông Hồng; du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch biển đảo. Ngoài ra, tập trung phát triển mạnh các khu, điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch và các tuyến du lịch liên vùng, các tuyến du lịch quốc gia gắn với hệ thống đường hàng không, đường bộ, đường thủy, chú trọng phát triển tuyến du lịch đường thủy dọc sông Hồng.
Quy hoạch đưa ra các giải pháp để thực hiện, bao gồm: đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển; phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học công nghệ; đầu tư cơ sở vật chất và đẩy mạnh xã hội hóa; tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức; đổi mới phương thức hoạt động, kinh doanh của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Thu Thủy
Bài viết cùng danh mục:
- 0 Bình luận